Doanh nghiệp tiên phong đổi mới công nghệ và thói quen tiêu dùng để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sống

Doanh nghiệp tiên phong đổi mới công nghệ và thói quen tiêu dùng để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sống
Trong hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm từ 15 - 17% góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình công nghiệp hóa cùng với sự bùng nổ các hoạt động thương mại, dịch vụ đã gây nên những tác động môi trường không nhỏ. Tình trạng ô nhiễm các môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhất là ở khu công nghiệp, các địa bàn tập trung đông dân cư..  
 
Với xu hướng tiêu dùng xanh đang phát triển mạnh như hiện nay, không ít doanh nghiệp, tập thể đã chấp nhận thay đổi công nghệ sản xuất cũng như thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hóa chất độc hại và thay thế bằng các chất tẩy rửa gốc thực vật thân thiện với môi trường. Vậy đâu là nguyên do của sự thay đổi tích cực này?
 

Xu hướng tất yếu của doanh nghiệp, công ty, tập thể để bảo vệ môi trường

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2022 ) của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, các doanh nghiệp sẵn sàng hơn trong việc chi trả chi phí cho bảo vệ môi trường, dù hoạt động này có thể khiến họ thêm gánh nặng tài chính.

 

Hình ảnh sản phẩm

Doanh nghiệp sẵn sàng tăng chi phí sản xuất để hướng tới mục đích bảo vệ môi trường.

 

Kết quả được đưa ra dựa trên khảo sát từ 10.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và trong nước cho thấy, gần 97% khẳng định cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, thậm chí nếu điều đó làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh.

 

Theo các doanh nghiệp, tình trạng ô nhiễm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Chỉ 1/3 cho rằng không ảnh hưởng, trong khi có khoảng 1/4 số doanh nghiệp "than" hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nhiều do ô nhiễm môi trường gây nên.

 

Xem thêm: 

Những lợi ích khi doanh nghiệp tích cực tham gia bảo vệ môi trường

Những việc nhỏ thiết thực để bảo vệ môi trường bạn có thể làm mỗi ngày

Từ quả bồ hòn cho đến công nghệ Enzyme: Xu hướng sử dụng chất tẩy rửa từ thiên nhiên bảo vệ môi trường đang dần lan rộng

 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI dường như "sốt sắng" hơn trong việc bảo vệ môi trường với tỷ lệ đồng ý là 29%, trong khi các doanh nghiệp trong nước là 22%.

 

Ngoài doanh nghiệp thì trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng được đề cập và được coi là điểm "chốt chặn" trong cải thiện môi trường tại mỗi tỉnh, thành phố. Theo đánh giá của doanh nghiệp thì chính quyền vẫn chưa hành động đủ để đảm bảo tránh được các cuộc khủng hoảng môi trường trong tương lai. Chỉ có 41% doanh nghiệp trong nước và 37% doanh nghiệp FDI tin rằng, ít khả năng sẽ xảy ra các thảm họa môi trường ở Việt Nam.

 

Hình ảnh sản phẩm

Chuyển đổi công nghệ đi kèm với thói quen tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí sản xuất.

 

Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy, có 83% doanh nghiệp trong nước tin rằng, chính quyền địa phương đã tăng thêm số lượng các quy định về môi trường cho doanh nghiệp, và đồng thời đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc áp dụng các quy định hiện hành.

 

Vấn đề tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tập thể

Để sản xuất xanh, sạch, doanh nghiệp cần phải tiêu tốn khoản kinh phí không nhỏ để đầu tư xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Những năm qua, nhất là khi thời điểm kinh tế khó khăn, không ít doanh nghiệp đã không chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

 

Bảo vệ môi trường không phải là đi ngược lại với việc giảm lợi nhuận doanh nghiệp hoặc tăng giá thành sản phẩm. Hai lĩnh vực này không phải lúc nào cũng đối kháng nhau, mà nhiều lúc còn hỗ trợ cho nhau. Ở các nước phát triển, các sản phẩm đạt chứng nhận môi trường ISO:14000, mặc dù có thể có giá thành cao hơn các sản phẩm cùng loại, nhưng vẫn được người dân ưa thích sử dụng do họ có ý thức cao đối với việc bảo vệ môi trường.

 

Hình ảnh sản phẩm

 

Mặc dù mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, nhưng các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa và có sự đầu tư thích hợp tới các khía cạnh về môi trường để có thể phát triển một cách bền vững. Phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.

 

Hình ảnh sản phẩm

Các sản phẩm tẩy rửa gốc thực vật đang được các doanh nghiệp, tập thể, công ty sử dụng ngày một phổ biến hơn.

 

Khi doanh nghiệp chỉ coi trọng lợi nhuận trước mắt mà không nghiêm túc thi hành luật pháp trong bảo vệ môi trường thì xã hội, người dân và thế hệ sau sẽ phải gánh chịu hậu quả. Ngày nay doanh nghiệp không thể coi vấn đề môi trường là ngoại vi, không quan trọng hay không cần thiết trong mọi họat động của mình nữa, mà bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp có ảnh hưởng vào mục tiêu chủ yếu của  doanh nghiệp, đó là mức lãi doanh thu tài chánh trong hạch toán các sản phẩm của doanh nghiệp.

 

"Có trách nhiệm về môi trường không những làm hình ảnh và sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao và thương hiệu có giá trị mà còn có thể giảm đi giá thành tiết kiệm được nhiên liệu, giảm chi phí hoạt động của công ty mình" - GĐ Công ty TNHH SX&TM Trường An Phát chia sẻ.

 

Đang xem: Doanh nghiệp tiên phong đổi mới công nghệ và thói quen tiêu dùng để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sống

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng